Trẻ biếng ăn là do đâu???

Nếu bé yêu của bạn đang biếng ăn suy dinh dưỡng không tăng cân được thì thật sự là một điều đáng lo lắng rồi đấy, nó sẽ ảnh hưởng chung đến quá trình phát triển của trẻ nên các bậc cha mẹ phải nhanh chóng có biện pháp chăm sóc phù hợp giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này sớm nhất. Vậy bé biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao và các món ăn cho trẻ biếng ăn giúp bé ngon miệng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu nấu thế nào, trẻ biếng ăn có cần đi khám bác sĩ,…sẽ được chia sẻ trong bài viết bé biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao và các món ăn cho trẻ biếng ăn dưới đây của mecuti.vn mời các mẹ cùng tham khảo. kế toán lê ánh lừa đảo

Nguyên nhân trẻ biếng ăn

Không ít phụ huynh phải bó tay, chán nản khi không thể giải quyết được vấn đề biếng ăn của con. Tìm hiểu rõ nguyên nhân trẻ biếng ăn và nắm được phương pháp khắc phục phù hợp là chìa khóa duy nhất giúp bạn thành công trong quá trình đẩy lùi chứng biếng ăn của trẻ

Do tiêu hóa kém hoặc rối loạn tiêu hóa

Một trong những lý do hàng đầu gây nên chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ là hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt. Rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…Hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Cha mẹ cần khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trên bằng cách cho trẻ ăn thức mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không có chiều hướng thuyên giảm, bạn cần đưa trẻ đi khám

Do trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt

Bé liên tục trớ,khó nhai, không nuốt trôi dễ dàng thức ăn,đó là những dấu hiệu chứng tỏ bé gặp khó khăn khi nhai nuốt. Mọc răng, viêm tuyến nước bọt, viêm amidan, nấm lưỡi…cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên cho trẻ ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt, uống sữa và chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.

Do áp lực tâm lý

Gây áp lực tâm lý khi trẻ không muốn ăn là lỗi thường gặp ở các bậc phụ huynh. Liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con là điều tất cả cha mẹ đều phải tránh. Khi đó, bạn đã vô tình tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn. Thay vì thúc ép bé, các mẹ hãy tạo niềm hứng thú, thích thú cho trẻ dành cho việc ăn uống với những cách rất đơn giản như: thay đổi thực đơn phong phú với màu sắc sinh động, khuyến khích trẻ tự ăn, cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ ăn và cùng cả nhà dùng bữa, không cho bé ăn vặt trước bữa ăn…

Do vi khuẩn bệnh lý

Virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó, khiến trẻ sốt, ho, mệt mỏi…sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít. Khi đó, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở ý tế để có hướng điều trị dứt điểm. Song song với việc chăm sóc bé tuân theo chỉ định của bác sĩ, đừng quên việc bổ sung dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn, sử dụng các sản phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chỉ khi sức đề kháng được phục hồi, việc điều trị biếng ăn ở trẻ mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bé biếng ăn chậm tăng cân phải làm sao và các món ăn cho trẻ biếng ăn phần 1

Trẻ biếng ăn phải làm sao

Hỗ trợ hệ tiêu cho trẻ biếng ăn

Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vốn rất non yếu. Vì vậy, mẹ hãy giúp đỡ hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Cung cấp dưỡng chất dễ hấp thụ cho trẻ

Một chế độ dinh dưỡng dễ hấp thụ sẽ chuyển hóa nhanh hơn, giúp bé biếng ăn vẫn hấp thụ được trọn vẹn, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ có thể tìm đến sự tư vấn của các bác sỹ chuyên khoa để có thêm thông tin về các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Tăng cảm giác ngon miệng cho trẻ

Các khoáng chất như Kẽm, Vitamin nhóm B và Lysine là những vi chất có khả năng kích thích sự thèm ăn, khiến bé thấy ngon miệng hơn. Mẹ có thể bổ sung các loại khoáng chất này từ sữa công thức, rau củ quả và ngũ cốc.
Thêm vào đó, mẹ cần chú ý đến mùi hương của món ăn, trình bày món ăn đẹp mắt, sinh động cũng là cách để bé hào hứng hơn với thức ăn.

Cho ăn khi bé đói

Mẹ cần nhận biết khi nào bé đói để việc cho bé ăn hiệu quả hơn vì đó là lúc dạ dày tiết enzym nhiều hơn, kích thích cảm giác “thèm” ăn của trẻ. Và bữa ăn sẽ dừng lại ngay khi bé cảm thấy vừa đủ, mẹ sẽ không cố gắng ép trẻ ăn thêm. Ngoài ra, để hỗ trợ cho việc này, mẹ cần cho bé ăn đúng bữa, các bữa ăn cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ để cả mẹ và bé đều phần biệt được cảm giác no, đói.

Tập cho trẻ biếng ăn thói quen ăn uống khoa học

Một số thói quen ăn uống khoa học mẹ có thể tập cho bé như ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, thường là 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Đồng thời, các bữa ăn diễn ra vào thời gian cố định và cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ. Mẹ không cho bé ăn vặt trước bữa ăn và ăn buổi tối quá no. Ngoài ra, mẹ cần tránh tạo thành thói quen xem tivi hoặc nghe nhạc trong lúc bé ăn. Vì sau này bé có thể chỉ ăn khi được xem ti vi.

Men vi sinh, cốm vi sinh giúp kích thích vị giác

Các loại men hỗ trợ tiêu hóa sẽ có tác dụng kích thích vị giác của trẻ, khiến trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Điều này cũng là kết quả của công dụng hỗ trợ tiêu hóa của men vi sinh, khiến thức ăn được tiêu hóa trôi chảy, bé hình thành phản xạ hấp thu thức ăn ngon lành.

Tạo không khí bữa ăn thoải mái

Mẹ cố gắng tạo không khí ăn uống vui vẻ cho bé như một câu chuyện hoặc trò chơi thú vị với thức ăn. Nếu bé không muốn ăn mẹ có thể dừng lại, chứ không nên ép buộc bé ăn. Đôi khi mẹ có thể dành những phần quà nhỏ để khuyến khích bé ăn hết suất ăn nhưng không nên tạo thành thói quen.

Mẹ không nên lừa trẻ cho trẻ uống thuốc trong lúc ăn, bé sẽ dần cảm giác sợ khi ăn sẽ lại “ăn” cả thuốc đắng, dần dần hình thành một suy nghĩ “bữa ăn khủng khiếp” trong tiềm thức của trẻ.

Ăn cùng với gia đình là một cách hay để bé vừa có thể học cách ăn uống của các thành viên khác vừa tạo cho bé không khí ăn uống. Các thành viên trong gia đình cảm thấy ngon miệng và cảm giác đó sẽ lan truyền tới bé. Bé có thể tự dùng thìa hoặc đũa để gắp món mà bé thích.

Ngoài ra, mẹ nhớ cho bé tham gia các hoạt động vận động chân tay để giúp cho bé tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và nhất là bé có cảm giác đói. Mẹ cũng có thể rủ bé cùng tham gia chuẩn bị món ăn. Bé sẽ dần có trách nhiệm hơn với việc ăn uống và tự giácthích thú món ăn mà mình chuẩn bị.

Tin Liên Quan